Chuyển đến nội dung chính

LUYỆN THI VẼ HÌNH HỌA TOÀN THÂN, CHÂN DUNG


Vẽ Hình Họa Là Gì?

Vẽ hình họa là bài vẽ trung thực với mẫu. Bài vẽ đòi hỏi phải đúng cấu trúc, tỷ lệ, bố cục. Đây được xem là một môn vẽ nghiên cứu. Học vẽ hình họa giúp người học rèn luyện kỹ năng quan sát; ước lượng tỷ lệ; nhận biết không gian; tương quan sáng tối…. Đó là lý do các trường Mỹ thuật Kiến trúc chọn môn vẽ hình họa cho bài thi đầu vào cho một số ngành. Luyện thi vẽ hình họa toàn thân, chân dung sẽ giúp cho các bạn tự tin vượt qua kỳ thi đầu vào.
Có hai bài thi vẽ hình họa ở kỳ tuyển sinh của trường ĐH Mỹ thuật.
  1. Vẽ Hình Họa Chân Dung

Hình họa chân dung là môn vẽ có từ lâu đời. Từ xa xưa khi chưa có các thiết bị lưu giữ hình ảnh. Các bậc thầy hội họa đã để lại những bức vẽ chân dung tuyệt mỹ. Thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật; cũng như tính cách; đặc trưng; và cảm xúc.
Ở đây ta chỉ xét đến ở cấp độ bài thi đầu vào môn Vẽ chân dung ở trường ĐH Mỹ thuật.
Vẽ Chân Dung: Thời gian: 5 tiết. Thí sinh thực hiện bài vẽ trên khổ giấy A3. Vẽ chân dung mẫu người theo đề bài tại phòng thi.
Luyện thi vẽ hình họa toàn thân, chân dung - Tiêu chí vẽ hình họa
Tiêu chí vẽ hình họa
Các bạn cần đạt được những tiêu chí sau:
  • Bài vẽ đúng bố cục. Kích thước của chân dung trong bài thường lớn nhất là bằng kích thước thật. Trung bình từ cằm lên đến sọ tầm 22 – 25 cm.
  • Đảm bảo đúng các tỷ lệ đầu người. Tỷ lệ, vị trí các ngũ quan.
  • Dựng hình đúng trục mặt. Không bị lệt trục.
  • Thể hiện được các khối của ngũ quan. Khối của đầu người.
  • Sáng tối lớn, đúng ánh sáng.
  • Đặc tả được đặc điểm riêng của nhân vật.Nút 1
  1. Vẽ Hình Họa Toàn Thân

Hình họa toàn thân là bài thi vẽ cơ thể người. Vẽ Toàn Thân: Thời gian: 8 tiết trong 2 buổi sáng. Vẽ toàn thân mẫu người theo đề bài tại phòng thi.
Các tiêu chí cần đạt được khi làm bài vẽ toàn thân:
  • Bố cục đúng. Một bài vẽ hình họa luôn quan trọng bố cục. Nếu lệch bố cục, bạn dường như có thể bị đánh rớt. Bố cục đúng là hình họa không được xộc xệch. Tỷ lệ hình và nền hợp lý. Vị trí các bộ phận trên cơ thể được sắp xếp đúng vị trí.
  • Đảm bảo đúng tỷ lệ thân người. Điều này cần luyện tập kỹ càng hơn. Nếu đối với chân dung; mọi vị trí của ngũ quan đều được có định trên khuôn mặt. Thì ở Hình họa toàn thân; cơ thể luôn chuyển động; tạo ra nhiều dáng khác nhau. Vì thế, không thể học thuộc một số dáng mà phải hiểu cấu trúc và hướng chuyển động của cơ thể.
  • Dựng hình đúng trục chuyển động. Trục thân người rất quan trọng. Đúng các khớp tay chân. Có nhiều trường hợp tay hoặc chân không đúng vị trí.
  • Sáng tối lớn. Bài vẽ toàn thân vẽ trên giấy A2, khổ lớn. Vì thế lên sáng tối lớn rồi mới vào chi tiết để giúp bạn lấy được điểm cơ bản. Dù bạn vẽ tất cả đều đẹp như một bộ phận chưa được lên sáng tối đầy đủ thì cũng bị đánh hỏng.
  • Đặc tả được đặc điểm riêng của nhân vật. Mập, ốm, già, trẻ, lớn, bé…
    Vẽ hình họa toàn thân
    Vẽ hình họa toàn thân

Các Ngành Thuộc Khối H Có Môn Vẽ Hình Họa Chân Dung – Toàn Thân

Hiện nay, chỉ có trường Đại học Mỹ thuật đòi hỏi bài thi vẽ chân dung và toàn thân ở kỳ thi đầu vào.
Các ngành như:
  • Ngành hội họa (7210103): Vẽ Hình họa Toàn Thân.
  • Ngành đồ họa tạo hình (7210104): Vẽ Hình họa Toàn Thân.
  • Lý luận lịch sử và phê bình nghệ thuật (7210101): 05 chỉ tiêu.
  • Ngành sư phạm mỹ thuật: Vẽ hình họa chân dung.
  • Thiết kế đồ họa: Vẽ hình họa chân dung.

Khóa học vẽ luyện thi vẽ hình họa toàn thân – chân dung tại Jolla

  • Vẽ Cơ Bản

Học viên được rèn luyện các kỹ năng cơ bản trước khi làm quen với bài thi hình họa.
Các kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp đo, phương pháp ước lượng, phương pháp so sánh trong dựng hình. Các kiến thức về đường tầm mắt, điểm tụ để dựng hình đúng trong không gian.
Học viên sẽ được học dựng hình và đánh bóng với các khối cơ bản, tổ hợp khối cơ bản; tĩnh vật…
Kiến thức về sáng tối trong không gian. Thể hiện được khối trên giấy.
  • Vẽ Chân Dung (tượng chân dung – chân dung)

Học viên sẽ được luyện tập để nắm rõ tỷ lệ đầu người. Thông qua các bài tập từ dễ đến khó.
Bắt đầu từ bài vẽ tượng chân dung các góc độ. Học viên cần đạt được các kiến thức về tỷ lệ đầu người. Khối ngũ quan. Lên sáng tối đúng.
Vẽ chân dung đầu tượng
Vẽ chân dung đầu tượng
  • Vẽ Toàn Thân (tượng toàn thân – toàn thân)

Học viên sẽ được học tỷ lệ cơ thể người. Cách thể hiện đúng bố cục trên giấy thi. Luyện tập với mẫu tượng hay mẫu thật.
Đạt được các kiến thức cơ bản về giải phẫu cơ thể người. Cấu trúc cơ, xương khớp. Luyện tập với các dáng khác nhau thường ra đề thi.

Các Khóa Luyện Thi Năng Khiếu Khác

Ngoài ra tại Jolla còn có các khoa luyện thi khác như:

Giới Thiệu Về Trung Tâm Luyện Thi Vẽ Hình Họa Jolla TP HCM

Trung tâm luyện thi Jolla với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm từ các trường ĐH Mỹ thuật, ĐH Kiến trúc. Là nơi đào tạo nhiều lứa học viên đỗ cao tại các kỳ thì vẽ mỹ thuật, hình họa.
Trung tâm có các chi nhánh tại nhiều quận, giúp học viên dễ dàng chọn lựa địa điểm.
Nút 1
LUYỆN THI VẼ HÌNH HỌA TOÀN THÂN, CHÂN DUNG 1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH VẼ TRANH TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ

link đầy đủ :  https://jolla.vn/cach-ve-tranh-tinh-vat-lo-hoa-va-qua/ 1.Vẽ tĩnh vật là gì? Trong mỹ thuật, thuật ngữ “tĩnh vật” dùng để nói đến một loại vẽ tranh, thường là sự sắp xếp các đối tượng (theo truyền thống có thể là hoa hoặc đồ dùng nhà bếp , nhưng hầu như bất kỳ vật thể trong nhà nào cũng có thể được vẽ ) trên một chiếc bàn. Thuật ngữ này được dịch trực tiếp từ một từ trong tiếng Hà Lan “Stilleven”, được sử dụng từ năm 1656 để mô tả những bức tranh trước đây được gọi đơn giản là “trái cây”, “hoa”, “bữa ăn sáng”, “bữa tiệc” hoặc nếu có ngụ ý tôn giáo thì gọi là “Vanitas”… Vẽ tĩnh vật Đối với người mới bắt đầu học cách vẽ tranh tĩnh vật có vẽ sẽ nhàm chán so với các tranh phong cảnh, tranh lịch sử. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian nghiên cứu về thể loại tranh này, ta sẽ thấy được sự độc đáo cũng như hàm ý nội dung của một vài bức tranh tĩnh vật qua cách sắp xếp bố cục của các vật thể. 2. ...

CÁCH VẼ NHÂN VẬT TRUYỆN TRANH DỄ THƯƠNG

Bài viết đầy đủ và link ở dưới đây : https://jolla.vn/cach-ve-nhan-vat-truyen-tranh-de-thuong Cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương Truyện tranh  được phát triển rộng rãi đối với giới trẻ thời nay, họ đọc truyện để thư giãn, giải trí,… Và chắc hẳn có những nhân vật trong truyện khiến ta ấn tượng muốn vẽ lại để làm kỉ niệm, nhưng vẽ nhiều lần vẫn không giống như bạn mong muốn, thì hôm nay Jolla sẽ hướng dẫn bạn  cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương. 1.QUAN SÁT ĐỐI TƯỢNG Đây là  bước cơ bản và thiết yếu  trước khi bạn muốn vẽ một vật thể hay đối tượng nào đó. Bạn cần xác định nhân vật mà mình muốn vẽ, sau đó dành ra khoảng thời gian ngắn để  quan sát nhân vật  đó. Quan sát từ khái quát (Dáng người, tỉ lệ của các bộ phận cơ thể,…) đến chi tiết( mắt, mũi, miệng, nét mặt, các nếp áo,…), đến khi bạn  cảm nhận rõ ràng cá...

CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

LINK CỦA BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ :  https://jolla.vn/co-tao-hinh-nguyen-ly-thi-giac/ CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC. Kiến thức về CƠ SỞ TẠO HÌNH, nguyên lý thị giác là cơ sở để đặt nền móng để phát triển khả năng tư duy nghệ thuật. Chúng ta cùng tham khảo quyển sách  Cơ sở Tạo Hình  của tác giả  Lê Huy Văn và Trần Từ Thành. Vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác. Các vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác gắn bó mật thiết với bất kỳ một bố cục nào; dù cho nó là bố cục của một bức tranh tạo hình hay tạo hình của một sản phẩm ứng dụng. Vấn đề cần giải quyết là làm bắt mắt người xem. Nguyên lý thị giác của cơ sở tạo hình sẽ không bao giờ lỗi thời vì nó luôn bám vào các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những biến thiên, thay đổi để phù hợp với thị hiếu của xã hội. Đối với bất kỳ một trang trí hay bố cục nào người ta đều cần đến những nguyên lý cơ bản của trật tự thị giác. Tuy nhiên, bất kỳ bố cục nào cũng là sự tổng hợp của một hay nhiề...