Link bài viết cụ thể: https://jolla.vn/cac-buoc-de-ve-chan-dung-co-ban/
Vẽ chân dung cơ bản – Đối với các bạn mới chân ráo chân ướt bước vô ngành học vẽ, bắt đầu luyện thi vẽ thì ắt hẳn các bạn sẽ thắc mắc và bối rối. Về các quy trình, các bước để có được một bức chân dung đạt yêu cầu. Bạn thắc mắc vẽ thì làm gì cần phải phác họa một cách cứng nhắc và theo khuôn khổ như vậy? Bạn bối rối vì không biết đã chia đúng tỉ lệ phần vẽ chưa? Khi thực hiện bước hoàn thiện các bạn cần phải luyện tập nhiều về sắc độ để có một đôi tay khéo léo kèm theo phải quan sát & phân tích thật kỹ .
Phương pháp vẽ chân dung cơ bản
Để đơn giản hóa vấn đề hơn, sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các bước để vẽ được một bài chân dung cơ bản:
Ban đầu, khi các bạn thường bắt đầu ngay với những đường cong. Điều này không sai nhưng nó sẽ làm các bạn lúng túng vì để vẽ được đường cong chính xác là rất khó. Theo tôi các bạn nên chia đường cong thành các phân đoạn nhỏ. Để khái quát hình thể và làm khung định vị cho đường cong. Chắc hẳn đường thẳng thì ai cũng vẽ được vì chỉ cần tìm 2 điểm rồi nối vào nhau là xong .
Ngoài ra, các bạn hãy dùng những đoạn thẳng để bắt các hướng chính của mẫu. Đồng thời khái quát tổng thể một cách nhanh chóng. Các bạn phải chấp nhận công đoạn này nếu muốn đi xa hơn với môn hình hoạ. Nếu không các bạn cũng sẽ chỉ vẽ “hay hay” thế thôi chứ không thể gọi là vững hình hoạ được.
Ở bước khái quát đầu tiên:
Các bạn nên vẽ thật nhẹ tay, vì chúng ta sẽ thực hiện bước thứ 2 chồng lên bước thứ nhất, nên thực hiện nét vẽ với bút chì hơi nghiêng trên mặt giấy, thả lỏng lực cổ tay và khớp vai, cũng không nên cầm bút quá chặt .
Bước thứ 2: Phân tích hình khối
Các bạn tập phân tích hình khối, có thể bài vẽ trong có vẻ khô cứng, nhưng không sao hết vì thà khô cứng máy móc còn hơn hời hợt.
Bước thứ 3: Thể hiện đậm nhạt
Các bạn dựa theo các khung mảng đã dựng bắt đầu thực hiện việc thể hiện đậm nhạt. Các bạn không nên lên bóng của từng chi tiết mà nên lên những diện lớn trước. Tốt các bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành 1 tuyến lớn để tách hình thể thành 2 phần sáng và tối. Ban đầu các bạn chỉ nên vẽ 2 sắc độ. Khi tương quan lớn đã xong, chúng ta mới thêm đậm bằng cách chồng thêm các lớp chì theo hướng của khối (khối nghiêng thế nào thì nét nghiêng theo hướng đó).
Công đoạn này các bạn luôn phải vẽ trong trạng thái nheo mắt. Hoặc vẽ được một phần các bạn nên lùi ra xa để xem tương quan. Điều này là cần thiết vì nó sẽ giúp bạn sẽ tự đánh giá bài vẽ một cách khách quan.
Nguyên tắc
Thấy đấy, thật không hề đơn giản như bạn nghĩ, phải trải qua nhiều công đoạn, tỉ mỹ từng chi tiết, và để thực hiện bước hoàn thiện các bạn cần phải luyện tập nhiều về sắc độ để có một đôi tay khéo léo kèm theo phải quan sát và phân tích thật kỹ.
Đó cũng chỉ là lý thuyết mà thôi, để có thể thực hiện tốt nhất bạn hãy đến trung tâm của chúng tôi. Để được hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên sẽ giúp bạn có một bài vẽ tốt nhất.
Đây là giải trình ở mức độ tối giản và cố gắng vẽ các nét thô rõ để các bạn nhìn thấy các bước làm việc, hi vọng sẽ có ích phần nào với những bạn mới học vẽ, còn với những bạn đã học lâu năm hoặc sinh viên thì chắc hẳn tự các bạn đã có ngôn ngữ của riêng mình và rằng hình hoạ có rất nhiều phong cách, đây cũng chỉ là một trong những cách dành cho trình độ cơ bản.
Phong cách vẽ chân dung cơ bản điển hình
Chân dung là đề tài sáng tác cho nhiều họa sĩ. Tuy chỉ là vẽ chân dung nhưng mỗi người lại có cách diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy một vài phong cách điển hình của vẽ chân dung mà ta thường thấy hiện nay.
1.Vẽ chân dung cơ bản bằng chữ:
Họa sĩ sử dụng kích thước to nhỏ khác nhau của chữ và xử lí chúng rất chi tiết trong việc tả mắt, mũi, miệng của nhân vật. Phương pháp này có hai cách thể hiện: Quan tâm đến từng chi tiết nhỏ hoặc chỉ quan tâm đến các chi tiết chính làm nên đặc điểm của nhân vật.
2. Vẽ chân dung cơ bản bằng nét rối:
Các nét rối đan xen vào nhau. Ở các chi tiết chính thì mật độ nét nhiều hơn, phong phú về cách diễn đạt hơn.
3. Vẽ chân dung cơ bản bằng cách bôi, di ( truyền thần):
Sử dụng cách di nét, làm nhòe nét sao cho sắc độ mịn và đều. Tạo chất da thịt mịn, nịnh mắt và dễ nhìn.
4. Vẽ chân dung cơ bản theo cách kết hợp di nét (nét bết ) và đi nét mảng lớn:
Cách này cũng tạo nên hiệu quả khá thú vị khi chất liệu của da mặt và tóc khác nhau. Tạo ấn tượng rõ ràng và không gây nhàm chán.
5. Vẽ chân dung cơ bản theo cách chỉ lấy mảng sáng tối lớn và chi tiết chính:
Cách vẽ này tạo hiệu quả rất ấn tượng. Không cần lên nhiều nhưng người xem vẫn cảm thấy đủ và thú vị.
6.Vẽ chân dung cơ bản theo cách đan nét tỉ mỉ:
Cách này sử dụng trong vẽ hình họa khá nhiều. Đây là cách đơn giản nhưng lại khó ở việc xử lí sắc độ ở những khu vực tối. Hiệu quả đem lại rất tốt và mềm mại.
Vẽ chân dung theo cách chỉ lấy chi tiết chính và diễn tả bằng nét là chủ yếu
Trong nghệ thuật có thể nói cái đẹp rất phong phú và đầy sự sáng tạo. Mỗi người họa sĩ là một cái tôi rất riêng. Chính vì thế nghệ thuật là lĩnh vực không ngừng sáng tạo và đổi mới.
Như vậy, chỉ riêng chất liệu chì đã đem lại rất nhiều cách diễn đạt chân dung theo phong cách khác nhau. Mà chưa nói đến vẽ chân dung bằng các chất liệu khác như sơn dầu và bột màu, màu nước…vv. Chúng tôi sẽ tổng hợp ở các bài viết sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét