Chuyển đến nội dung chính

HƯỚNG DẪN TRANG TRÍ MÀU, TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

Hướng dẫn trang trí màu.

Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực lớn trong mỹ thuật ứng dụng. Bất cứ trường mỹ thuật nào cũng coi những kiến thức cơ bản về sáng tạo ngôn ngữ trang trí là nền tảng cho toàn bộ khối lượng kiến thức về chuyên môn. Môn Thi trang trí màu nằm trong tổ hợp thi khối H của nhiều ngành học. Bài tập trang trí hình vuông là một trong những bài cơ bản.

Hướng dẫn trang trí hình vuông.

Trong quá trình ôn luyện môn thi Vẽ trang trí màu; bài vẽ trang trí hình vuông được xem là bài nền tảng nhất. Bài vẽ trang trí hình vuông giúp người học hình dung được các yếu tố chính cần đạt được trong một bài trang trí. Từ đó, sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận các dạng bài thi trang trí khác.
Chúng ta cùng tham khảo các dạng trang trí hình vuông qua Sách TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG của họa sĩ Uyên Huy.

Cấu trúc hình vuông.

Cấu trúc hình vuông chính là cái riêng làm cho nó khác với các hình kỹ hà khác. Cấu trúc hình vuông có những nét riêng như sau:
  • Có 4 cạnh bằng nhau, khép kín, 4 góc vuông.
  • Điểm trung tâm của hình vuông là điểm giao nhau của trục đứng, ngang và xiên. Đây là trọng tâm của hình vuông, là điểm quan trọng nhất.
  • 8 hướng đi từ tâm ra 4 góc vuông; ra 4 điểm giữa mỗi cạnh tạo thành các phần bằng nhau. Các điểm này giữ vai trò mạch liên kết của các cụm họa tiết. Vai trò như đường dẫn mắt kiên kết từ trung tâm chạy ra khắp 4 phía được bố trí trên hình vuông.
  • Có thể có các đường tròn nội tiếp; các hình tròn mà tâm là 4 góc.
Cấu trúc hình vuông
Cấu trúc hình vuông

§ Tầm quan trọng của từng khu vực trong cấu trúc hình vuông.

  • Khu vực 1 là nhóm họa tiết chính, trong đó có trọng tâm, điểm nhấn của hình vuông.
  • Khu vực 2 là nhóm phụ thứ nhất.
  • Khu vực 3 là nhóm giữ vai trò liên kết nhóm khu vực 1 và 2.
  • Khu vực 4 là nhóm giữ vai trò tạo sự sinh động trên 4 cạnh hình vuông.
  • Khu vực 5 là nhóm tạo sự liên kết, liền mạch của các phần.
Những khu vực trong cấu trúc hình vuông
Những khu vực trong cấu trúc hình vuông
Nút 1

Phương pháp bố cục trong trang trí hình vuông.

Có hai cách bố cục hình vuông.
  • Bố cục theo kiểu đăng đối có trục dựa trên cấu trúc của hình vuông
  • Bố cục theo dạng tự do, không theo cấu trúc, không lấy trung tâm là điểm nhấn.

¤ Bố cục hình vuông theo quy luật đăng đối có trục.

Các họa tiết bố trí trên lưới cấu trúc của hình vuông. Coi tâm điểm của hình vuông là điểm nhấn của bài. Cách bố cục này dựa vào quy luật lặp lại. Tạo cảm giác về sự ly tâm, hướng tâm và xoáy trôn ốc.
Quy luật đăng đối có trục
Quy luật đăng đối có trục

¤ Bố cục hình vuông theo quy luật tự do.

Các họa tiết được bố trí tự do, không theo hướng các trục của cấu trúc hình vuông. Các yếu tố hình thức phải tạo sự cân bằng trong thị giác. Không nặng bên này, nhẹ bên kia hay có cảm giác rớt bên ngoài.
Quy luật tự do
Quy luật tự do

Các quy luật được ứng dụng trong trang trí hình vuông.

  • Quy luật lặp lại.
  • Quy luật xen kẻ.
  • Quy luật đảo ngược.
  • Quy luật chồng hình.

Các nguyên lý thường được sử dụng.

  • Nguyên lý đăng đối, thăng bằng theo trục.
  • Nguyên lý bất đăng đối, thăng bằng động.
  • Nguyên lý ly tâm.
  • Nguyên lý hướng tâm.
  • Nguyên lý xoáy trôn ốc.
  • Nguyên lý về hệ thống chủ đạo: Sự rối loạn và hỗn độn trong bố cục là do chúng ta không xác định được nhóm chính phụ trong tranh. Nếu cho cái nào cũng nỗi bật thì tạo ra vô trật tự, không có điểm thu hút mắt.
    • Màu chủ đạo: Xác định màu chủ đạo là nóng hay lạnh, thì phần màu đó phải nổi trội và chiếm nhiều diện tích hơn.
    • Chủ sắc: Điểm sáng tối trung gian của bài trang trí. Chủ sắc đậm hay chủ sắc sáng. Chọn đậm hay sáng để tạo điểm nhấn cho tranh.
    • Nét chủ đạo: Có tranh sử dụng nét thẳng làm nét chủ. Có tranh dùng nét cong mềm mại làm nét chủ. Nét thẳng thường cho cảm giác tĩnh; các nét gãy khúc cho cảm giác chuyển động cứng; nét cong cho cảm giác chuyển động mềm, uyển chuyễn.
Quy luật trong trang trí hình vuông
Quy luật trong trang trí hình vuông

Các bước để thực hiện một bài trang trí hình vuông.

Ở đây sử dụng ví dụ cho bài trang trí dạng đăng đối có trục. Các bạn hãy ghi nhớ các bước làm bài để có được các bước cơ bản, không bở ngỡ khi nhận đề bài.

Phần xác định.

  • Xác định trang trí hình vuông theo bố cục đăng đối hay tự do.
  • Họa tiết được sử dụng là gì: hoa lá, côn trùng, động vật?
  • Nguyên lý trang trí mong muốn sử dụng: ly tâm, hướng tâm, xoáy trôn ốc.
  • Màu chủ đạo: Gam lạnh hay nóng; Lạnh nhấn nóng hay nóng nhấn lạnh…vvv
  • Tinh thần của chuyển động, từ đó xác định nét chủ đạo.
  • Nhịp điệu của tranh.

Phần thực hành.

Phác thảo - Cách điệu - Lên trắng đen
Phác thảo – Cách điệu – Lên trắng đen
  • Làm phác thảo: cơ bản phải làm nhiều phác thảo để chọn được phát thảo ưng ý.
  • Nghiên cứu cách điệu họa tiết. chọn họa tiết chủ đạo.
  • Tô màu chủ đạo trước. sau đó mới tô màu nhấn. Nếu luyện tập ở nhà thì nên thêm bước lài bài trắng đen để xác định độ sáng tối của tranh.
  • Xem xét, đánh giá trong quá trình tô màu. Để ra xa để quan sát tổng thể. Điều chỉnh những điểm chưa hợp lý.
  • Hoàn thành bài vẽ.
Tô màu - Hoàn thiện bài vẽ
Tô màu – Hoàn thiện bài vẽ
Nút 2
HƯỚNG DẪN TRANG TRÍ MÀU, TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG 1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH VẼ TRANH TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ

link đầy đủ :  https://jolla.vn/cach-ve-tranh-tinh-vat-lo-hoa-va-qua/ 1.Vẽ tĩnh vật là gì? Trong mỹ thuật, thuật ngữ “tĩnh vật” dùng để nói đến một loại vẽ tranh, thường là sự sắp xếp các đối tượng (theo truyền thống có thể là hoa hoặc đồ dùng nhà bếp , nhưng hầu như bất kỳ vật thể trong nhà nào cũng có thể được vẽ ) trên một chiếc bàn. Thuật ngữ này được dịch trực tiếp từ một từ trong tiếng Hà Lan “Stilleven”, được sử dụng từ năm 1656 để mô tả những bức tranh trước đây được gọi đơn giản là “trái cây”, “hoa”, “bữa ăn sáng”, “bữa tiệc” hoặc nếu có ngụ ý tôn giáo thì gọi là “Vanitas”… Vẽ tĩnh vật Đối với người mới bắt đầu học cách vẽ tranh tĩnh vật có vẽ sẽ nhàm chán so với các tranh phong cảnh, tranh lịch sử. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian nghiên cứu về thể loại tranh này, ta sẽ thấy được sự độc đáo cũng như hàm ý nội dung của một vài bức tranh tĩnh vật qua cách sắp xếp bố cục của các vật thể. 2. Phương ph

CÁCH VẼ NHÂN VẬT TRUYỆN TRANH DỄ THƯƠNG

Bài viết đầy đủ và link ở dưới đây : https://jolla.vn/cach-ve-nhan-vat-truyen-tranh-de-thuong Cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương Truyện tranh  được phát triển rộng rãi đối với giới trẻ thời nay, họ đọc truyện để thư giãn, giải trí,… Và chắc hẳn có những nhân vật trong truyện khiến ta ấn tượng muốn vẽ lại để làm kỉ niệm, nhưng vẽ nhiều lần vẫn không giống như bạn mong muốn, thì hôm nay Jolla sẽ hướng dẫn bạn  cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương. 1.QUAN SÁT ĐỐI TƯỢNG Đây là  bước cơ bản và thiết yếu  trước khi bạn muốn vẽ một vật thể hay đối tượng nào đó. Bạn cần xác định nhân vật mà mình muốn vẽ, sau đó dành ra khoảng thời gian ngắn để  quan sát nhân vật  đó. Quan sát từ khái quát (Dáng người, tỉ lệ của các bộ phận cơ thể,…) đến chi tiết( mắt, mũi, miệng, nét mặt, các nếp áo,…), đến khi bạn  cảm nhận rõ ràng các đường nét  của nhân vật thì

CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

LINK CỦA BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ :  https://jolla.vn/co-tao-hinh-nguyen-ly-thi-giac/ CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC. Kiến thức về CƠ SỞ TẠO HÌNH, nguyên lý thị giác là cơ sở để đặt nền móng để phát triển khả năng tư duy nghệ thuật. Chúng ta cùng tham khảo quyển sách  Cơ sở Tạo Hình  của tác giả  Lê Huy Văn và Trần Từ Thành. Vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác. Các vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác gắn bó mật thiết với bất kỳ một bố cục nào; dù cho nó là bố cục của một bức tranh tạo hình hay tạo hình của một sản phẩm ứng dụng. Vấn đề cần giải quyết là làm bắt mắt người xem. Nguyên lý thị giác của cơ sở tạo hình sẽ không bao giờ lỗi thời vì nó luôn bám vào các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những biến thiên, thay đổi để phù hợp với thị hiếu của xã hội. Đối với bất kỳ một trang trí hay bố cục nào người ta đều cần đến những nguyên lý cơ bản của trật tự thị giác. Tuy nhiên, bất kỳ bố cục nào cũng là sự tổng hợp của một hay nhiều vấn đề đan xen tư