Chuyển đến nội dung chính

CÁCH TÔ MÀU SÁP ĐẸP

link của bài viết đầy đủ : https://jolla.vn/cach-to-mau-sap-dep/
Cách tô màu sáp đẹp bằng Bút sáp màu, đây là dụng cụ vẽ khá quen thuộc với các bé nhỏ tuổi, bắt đầu tập tô cho bức tranh của các em thêm sắc màu. Tuy nhiên, thật không quá dễ dàng để sử dụng loại màu này đâu nhé, phải có kĩ thuật đấy, tùy theo lực mạnh hay yếu khi tô mà có thể tạo ra màu đậm hay nhạt. Các bài học cơ bản về pha màu, nhấn nét bằng màu sáp sẽ là một bài học cơ bản cho các bạn ngay bước đầu sử dụng màu. Bài viết sau của Jolla sẽ giới thiệu cho các bạn cách tô màu sáp đẹp, và thêm các kỹ thuật mới, sau đó có thể thực hành và đưa vào sáng tạo vào các tác phẩm của mình.
Tranh vẽ bằng màu sáp bởi Edvard Munch - cách tô màu sáp đẹp
Tranh vẽ bằng màu sáp bởi Edvard Munch – cách tô màu sáp đẹp

Các cách tô màu sáp đẹp cơ bản nhất

Sáp màu  là loại màu được sử dụng rất phổ biến trong các trường học tại Việt Nam. Sáp màu cho màu đậm, tươi sáng, độ phủ màu tốt, giúp cho việc tô màu, chồng màu (đắp màu) dễ dàng hơn. Trên thị trường có nhiều loại được thiết kế bao bì bắt mắt, cây bút nhỏ gọn, vừa tay, thành phần  hoàn toàn không độc hại, sẽ mang đến nhiều trải nghiệm về hội họa cho bạn. Dưới đây là một số gợi ý cho việc vẽ tranh bằng sáp cho bức tranh của bạn:

A. CÁCH THÔNG THƯỜNG

Tô màu theo cách thông thường - cách tô màu sáp đẹp
Tô màu theo cách thông thường – cách tô màu sáp đẹp

B. CÁCH NÂNG CAO

Cách 1: Tạo chất liệu bằng nét bút

– Kỹ thuật 1: Đi nét theo chiều chéo nhưng lực dồn lên bút mạnh sau nhẹ dần (tạo hiệu quả nhạt dần).
– Kỹ thuật 2: Đi nét tượng tự như kỹ thuật 1 nhưng thêm 1 chiều bút ngược lại và gần như xuất phát tại 1 điểm (tạo hiệu quả nhấn).
– Kỹ thuật 3: Chấm Trame – dùng đầu bút chấm theo mật độ dày đặc rồi thưa dần.
Tạo chất liệu bằng nét bút - cách tô màu sáp đẹp
Tạo chất liệu bằng nét bút – cách tô màu sáp đẹp
– Kỹ thuật 4: Tương tự như kỹ thuật 2 tuy nhiên đầu bút không dựng mà nằm xuống. Sử dụng 2 màu kết hợp với nhau ( tạo độ bết dính giứa 2 lớp ). Một màu sáng làm nền, màu đậm hơn làm sắc độ nhấn.
– Kỹ thuật 5: Vừa chấm bút vừa xoay cổ tay theo hình tròn cũng theo mật đọ dày rồi thưa dần ra.
– Kỹ thuật 6: Sử dụng 1 màu trung gian – đầu bút nằm nghiêng tản đều màu trên bề mặt giấy. Sử dụng màu trắng tô đè lên 1 góc và sử dụng màu đen tô đề lên góc đối diện (tính chất màu thay đổi bởi đen trắng – tức đậm nhạt sáng tối).

Nút 1

Cách 2: Phối màu để tô màu sáp đẹp

– Kỹ thuật phối màu theo cặp màu: chọn các cặp màu tương phản như xanh – đỏ, tím – vàng, cam – lam. Hoặc các cặp màu tương đồng để phối hợp sẽ cho ra các kết quả khác nhau.
Chọn các cặp màu tương phản hay tương đồng để phối hợp
Kỹ thuật phối màu theo cặp màu
– Kỹ thuật pha trộn 3 màu trở lên:
+ Số 1: Không nên làm theo cách này vì nó chẳng đem lại hiệu quả gì!
+ Số 2: Kết hợp 1 màu sáng trung gian ở giữa, 2 màu tương phản 2 bên và cộng đè lên 1 lớp màu trắng bên trên.
+ Số 3: Nơi giao thoa giữa 2 màu dùng tẩy (bút chì) tạo hiệu ứng.
+ Số 4: Tương tự bước 3 nhưng chồng đè lên một lớp màu tối và dùng đầu ngón tay di nhẹ.
Kỹ thuật pha trộn 3 màu trở lên
Kỹ thuật pha trộn 3 màu trở lên
Ví dụ để tạo ra màu da: Màu sáp không dễ pha trộn giống như màu nước, màu bột. Cho nên Jolla mách cho các bạn cách đơn giản này nhé. Để tạo ra màu da trông thật tự nhiên, bạn tô màu da cam trước. Rồi tô tiếp màu tím lên màu da cam đó. Rồi bạn có thể dùng thước cạo đi trông màu sẽ đẹp hơn rất nhiều đấy. Hãy thử đi nào.

Cách 3: Dùng các công cụ khác hỗ trợ

– Kỹ thuật 1: sử dụng cọ đầu vuông, lông chất liệu cứng chà lên bề mặt màu.
– Kỹ thuật 2:  sử dụng cồn (rượu), sau khi đã tạo nên bề mặt màu thì dùng tăm bông thấm 1 ít cồn thoa lên bề mặt màu. Cách này sẽ mang lại hiệu quả khá bất ngờ, đúng không nào?
– Kỹ thuật 3: dùng băng dính lấy bớt màu, sau khi đã tạo lên 1 bề mặt màu tương đối đều, sử dụng băng dính giấy lấy màu tạo hiệu quả màu sáng hơn ở những vùng đã lấy. Chú ý: nên dán băng dính vào tay cho bớt dính sau đó mới sử dụng kỹ thuật này. Tránh rách giấy!
– Kỹ thuật 4:  sử dụng cọ và nước, sau khi đã có bề mặt màu, bạn nhúng cọ vào nước sạch và thoa lên bề mặt màu.
Dùng các công cụ khác để hỗ trợ
Dùng các công cụ khác để hỗ trợ
– Kỹ thuật dập: Bạn chuẩn bị 1 tờ giấy, 1 vật có hoa văn đẹp sau đó đặt tờ giấy lên bề mặt họa tiết và dùng chì màu tô đều. Hiệu quả bạn sẽ được như sau:
Kỹ thuật dập
Kỹ thuật dập
Đến với Jolla, trung tâm sẽ hướng dẫn cho các bạn biết cách tô màu sáp đẹp, đúng cách bên cạnh việc nâng cao nét vẽ. Các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi cho các bé nhà mình theo học các khoá học vẽ tại Jolla. Tại đây các bé không chỉ được học tập thêm nhiều kiến thức về vẽ, mà đây còn là sân chơi giúp các bé có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện cùng các bạn đồng trang lứa khác, giúp các bé trở nên dạn dĩ hơn rất nhiều.
Nút 2
Cơ Hội Nhận $10,000 Từ Cuộc Thi Thiết Kế Quốc Tế Của Trung Tâm Nghiên Cứu Về Tuổi Thọ Stanford 2018 1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH VẼ TRANH TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ

link đầy đủ :  https://jolla.vn/cach-ve-tranh-tinh-vat-lo-hoa-va-qua/ 1.Vẽ tĩnh vật là gì? Trong mỹ thuật, thuật ngữ “tĩnh vật” dùng để nói đến một loại vẽ tranh, thường là sự sắp xếp các đối tượng (theo truyền thống có thể là hoa hoặc đồ dùng nhà bếp , nhưng hầu như bất kỳ vật thể trong nhà nào cũng có thể được vẽ ) trên một chiếc bàn. Thuật ngữ này được dịch trực tiếp từ một từ trong tiếng Hà Lan “Stilleven”, được sử dụng từ năm 1656 để mô tả những bức tranh trước đây được gọi đơn giản là “trái cây”, “hoa”, “bữa ăn sáng”, “bữa tiệc” hoặc nếu có ngụ ý tôn giáo thì gọi là “Vanitas”… Vẽ tĩnh vật Đối với người mới bắt đầu học cách vẽ tranh tĩnh vật có vẽ sẽ nhàm chán so với các tranh phong cảnh, tranh lịch sử. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian nghiên cứu về thể loại tranh này, ta sẽ thấy được sự độc đáo cũng như hàm ý nội dung của một vài bức tranh tĩnh vật qua cách sắp xếp bố cục của các vật thể. 2. Phương ph

CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

LINK CỦA BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ :  https://jolla.vn/co-tao-hinh-nguyen-ly-thi-giac/ CƠ SỞ TẠO HÌNH, NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC. Kiến thức về CƠ SỞ TẠO HÌNH, nguyên lý thị giác là cơ sở để đặt nền móng để phát triển khả năng tư duy nghệ thuật. Chúng ta cùng tham khảo quyển sách  Cơ sở Tạo Hình  của tác giả  Lê Huy Văn và Trần Từ Thành. Vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác. Các vấn đề cơ bản của Nguyên lý thị giác gắn bó mật thiết với bất kỳ một bố cục nào; dù cho nó là bố cục của một bức tranh tạo hình hay tạo hình của một sản phẩm ứng dụng. Vấn đề cần giải quyết là làm bắt mắt người xem. Nguyên lý thị giác của cơ sở tạo hình sẽ không bao giờ lỗi thời vì nó luôn bám vào các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những biến thiên, thay đổi để phù hợp với thị hiếu của xã hội. Đối với bất kỳ một trang trí hay bố cục nào người ta đều cần đến những nguyên lý cơ bản của trật tự thị giác. Tuy nhiên, bất kỳ bố cục nào cũng là sự tổng hợp của một hay nhiều vấn đề đan xen tư