Chuyển đến nội dung chính

CÁCH VẼ CHÂN DUNG CƠ BẢN THEO PHONG CÁCH TRUYỆN TRANH.

Truyện tranh có một hấp lực mạnh mẽ với giới trẻManga đã trở thành một văn hóa toàn cầu. Nhiều bạn trẻ đã bắt đầu tập tành vẽ manga từ các truyện tranh yêu thích. Khi mới bắt đầu vẽ, chúng ta thường chọn tập vẽ chân dung nhân vật trước hết. Chúng ta hãy cùng tham khảo cách vẽ chân dung cơ bản theo phong cách truyện tranh.

Tỉ lệ chân dung cơ bản trong truyện tranh

Trước hết ta cùng tham khảo tỷ lệ chân dung người trong thực tế. Tỷ lệ chuẩn của chân dung người.
Cách vẽ chân dung cơ bản - Tỷ lệ khuôn mặt người trong thực tế
Cách vẽ chân dung cơ bản – Tỷ lệ khuôn mặt người trong thực tế

1/ Những tỉ lệ cơ bản giữa đầu và mặt:

  • Cằm đến chân mũi = chân mũi đến ngang lông mày
  • Chân mũi đến ngang lông mày = ngang lông mày đến chân tóc, 1/2 còn lại là tóc.

2/ Tỉ lệ các bộ phận chia theo chiều rộng của mặt.

Khuôn mặt chia thành 3 phần bằng nhau:
  • Từ chân tóc đến lông mày.
  • Từ lông mày đến chân mũi.
  • Từ chân mũi đến cằm.
Các tỷ lệ chi tiết khác:
Trán: từ chân mày đến chân tóc.
Mắt ở khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi.
Miệng ở vị trí 1/3 từ chân mũi đến cằm.
Tai dài bằng khoảng từ ngang lông mày đến chân mũi.
Khoảng cách giữa 2 mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.
Chiều dài mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt
Hai thái dương bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt.
Mũi rộng hơn khoảng cách giữ 2 mắt một ít.
Miệng rộng hơn mũi một ít.
Tóc: từ chân tóc đến đỉnh đầu.
Chú ý các đường trục của mặt, khi mặt nghiêng và đầu nghiêng.
Để vẽ chân dung nhân vật trong truyện tranh, không nhất thiết phải vẽ đúng tỷ lệ chuẩn cơ thể người. Tuy nhiên, cần giữ lại cấu trúc của mặt người. Tùy theo phong cách mà họa sỹ điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp với mục đích, tính cách nhân vật. Từ đó định hình phong cách tạo hình cho bộ truyện tranh. Mục đích cuối cùng là đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Khi bạn đã thuần thục hết các các thông số tỷ lệ khuôn mặt. Bạn được tha hồ sáng tạo tạo hình nhân vật. Tuy là sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo được tính cốt lõi của Chân dung nhân vật.
Tỷ lệ khuôn mặt nhân vật hoạt hình - cách vẽ chân dung truyện tranh
Tỷ lệ khuôn mặt nhân vật – cách vẽ chân dung truyện tranh
Có nhiều phong cách truyện tranh, ta có thể tham khảo một số phong cách cơ bản.

Phong cách tả thực

Phong cách có tính tả thực cao, tỷ lệ đúng so với thực tế.
Phong cách tả thực - cách vẽ chân dung truyện tranh
Phong cách tả thực – cách vẽ chân dung truyện tranh

Phong cách cách điệu

Tỷ lệ chân dung được biến đổi so với thực tế, Ngũ quan được cách điệu tương đối nhưng vẫn gần với tả thực.
Phong cách cách điệu - cách vẽ chân dung truyện tranh
Phong cách cách điệu – cách vẽ chân dung truyện tranh

Phong cách cách điệu mạnh

Tỷ lệ chân dung được biến đổi nhiều, Ngũ quan được cách điệu mạnh, đầy tính tượng hình, tượng trưng.
Phong cách cách điệu mạnh
Phong cách cách điệu mạnh
Phong cách càng xa Tả thực thì tỷ lệ trong chân dung càng thay đổi. Tuy nhiên, trong sáng tạo không có khuôn khổ, một họa sĩ tạo riêng cho mình phong cách riêng, miễn sao là đẹp và phù hợp với hệ thống nội dung, tính chất câu chuyện.

Các bước vẽ chân dung góc chính diện theo phong cách truyện tranh

Các bước vẽ chân dung góc chính diện
Các bước vẽ chân dung góc chính diện
Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ. Đường trục chính ngũ quan và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.
Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tỷ lệ của đỉnh tóc và hộp sọ.
Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.
Một số Ví dụ:
Ví dụ về chân dung góc chính diện
Ví dụ về chân dung góc chính diện
Những lỗi hay gặp phải:
  • Lưu ý xác định hộp sọ và đỉnh tóc.
  • Xác định đúng vị trí mắt mũi, khoảng cách và tỷ lệ.

Các bước vẽ chân dung góc 1/2

Các bước vẽ chân dung góc 1/2
Các bước vẽ chân dung góc 1/2
Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ. Đường trục chính ngũ quan và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.
Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tỷ lệ của đỉnh tóc và hộp sọ.
Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.
Một số Ví dụ:
Ví dụ về chân dung góc 1/2 - cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Ví dụ về chân dung góc 1/2 – cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Những lỗi hay gặp phải:
  • Xác định hộp sọ và đỉnh tóc.
  • lưu ý góc mặt, độ nhô của mũi, mắt, miệng. Phương pháp kiểm tra bằng cách gióng để so sách khoảng cách các ngũ quan

Nút 1

Các bước vẽ chân dung góc 3/4

Các bước vẽ chân dung góc 3/4 - cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Các bước vẽ chân dung góc 3/4 – cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ. Đường trục chính ngũ quan và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.
Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tỷ lệ của đỉnh tóc và hộp sọ.
Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.
Một số Ví dụ:
Ví dụ về chân dung góc 3/4
Ví dụ về chân dung góc 3/4
Những lỗi hay gặp phải:
  • Lưu ý tỷ lệ giữa hai mắt, gần lớn xa nhỏ, hình dáng mắt.
  • Lưu ý hình dáng của ngũ quan ở các góc khác nhau.

Một số góc vẽ chân dung khó

Góc nghiêng 2/3

Chú ý mũi và môi, tỷ lệ hai mắt.

Góc từ dưới lên

Một trong các góc khó, cần luyện tập nhiều để thuần thục.
Chú ý góc này có phần khối gầm cằm.

Góc từ trên xuống

Giống như góc từ dưới lên, do góc nhìn khiến tỷ lệ ngũ quan như sống mũi, khoảng cách từ chân mày đến mắt bị ngắn đi.
Lưu ý vị trí của tai, môi dưới ( phần môi nhận sáng ở góc này).

Góc từ đằng sau và các biến thể

Lưu ý vị trí, hình dáng của tai, phần nhìn thấy của ngũ quan ở góc này.
Một số góc vẽ chân dung khó - cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Một số góc vẽ chân dung khó – cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Những góc kết hợp này thường khó. Nên tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng và luyện tập nhiều để đạt được sự thuần thục.

Khác biệt giữa chân dung nam và nữ

Khi vẽ chân dung, người mới vẽ thường quên đến tính chất đặc trưng của cấu tạo Xương của Nam và Nữ. Có người hay gặp phải trường hợp lúng túng: vẽ nữ thì đẹp nhưng vẽ nam không đẹp, hay ngược lại. Việc nhận biết, phân biệt nam nữ, tính cách nhân vật cũng giúp ích rất nhiều cho việc tạo hình nhân vật. Mỗi đặc tính đều mang tính chất tương đối. Ta đang bàn luận trong phong cách truyện tranh, nên những tính chất này mang tính tham khảo cho người mới bắt đầu học vẽ.
Sự khác biệt giữa chân dung nam và nữ
Sự khác biệt giữa chân dung nam và nữ
Nam tính: Đường nét thô, cằm vuông, chân mày đậm; kiểu tóc, lông mi ngắn, mắt không long lanh như nữ, miệng thô.
Nữ tính: Đường nét mềm mại, cằm thon, chân mày thanh mảnh, lông mi dài và cong, mắt to, môi mọng, đỏ hồng.

Các chi tiết đặc biệt khi vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh

Kính

Coi kính như hình hộp chữ nhật áp vào mắt.
Lưu ý khi vẽ góc 3/4 hay 1/2 phải thể hiện được khoảng cách giữa mắt và kính.

Cũng như tóc, mũ phải ôm theo đường sọ của đầu, nếu tóc của nhân vật dày thì mũ phải ôm vào khối tóc quanh đầu.

Vết xăm, mặt sẹo

Chú ý diện cong của mặt để biến đổi phù hợp.
Đối với viết sẹo lớn còn phaỉ thể hiện vết lồi lõm của nó.
Các chi tiết đặc biệt khi vẽ chân dung
Các chi tiết đặc biệt khi vẽ chân dung

Đặc trưng các chủng người khi vẽ chân dung

Để phân biệt đặc trưng sinh học, hãy quan sát góc 1/2.
Đặc trưng của các chủng người trong truyện tranh - cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh
Đặc trưng của các chủng người trong truyện tranh – cách vẽ chân dung theo phong cách truyện tranh

Người Mongoloid

  • Xu hướng hộp sọ dọc.
  • Cầu mắt hơi lồi.
  • Mũi thấp, cánh mũi lớn.
  • Cằm không đưa ra nhiều.

Người Causasoid

  • Xu hướng hộp sọ dài ra phía sau.
  • Mắt dài, hốc mắt sâu, cầu mắt nằm sâu bên trong.
  • Sống mũi cao và thẳng, cánh mũi thon.
  • Cằm có xu hướng đưa ra nhiều.

Người Negroid

  • Hộp sọ khá nhỏ, ngắn tai thỏ.
  • Mí mắt dài, lông mi dài, lông mày mỏng.
  • Canh mũi mỏng, mũi gảy, bè ngang.
  • Môi dày, cằm thụt.
♦Tài liệu tham khảo: TÔI VẼ Phương pháp tự học vẽ truyện tranh – NXB Đông A
Các bạn có thể tham khảo các khóa vẽ cơ bản, khóa vẽ Manga, chân dung truyền thần tại Jolla.vn
Tại Jolla các bạn sẽ được chỉ dẫn tận tình, thỏa sức sáng tạo các nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích.
Manga là niềm yêu thích của mọi lứa tuổi.
Nút 2
CÁCH VẼ CHÂN DUNG CƠ BẢN THEO PHONG CÁCH TRUYỆN TRANH. 1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH VẼ TRANH TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ

link đầy đủ :  https://jolla.vn/cach-ve-tranh-tinh-vat-lo-hoa-va-qua/ 1.Vẽ tĩnh vật là gì? Trong mỹ thuật, thuật ngữ “tĩnh vật” dùng để nói đến một loại vẽ tranh, thường là sự sắp xếp các đối tượng (theo truyền thống có thể là hoa hoặc đồ dùng nhà bếp , nhưng hầu như bất kỳ vật thể trong nhà nào cũng có thể được vẽ ) trên một chiếc bàn. Thuật ngữ này được dịch trực tiếp từ một từ trong tiếng Hà Lan “Stilleven”, được sử dụng từ năm 1656 để mô tả những bức tranh trước đây được gọi đơn giản là “trái cây”, “hoa”, “bữa ăn sáng”, “bữa tiệc” hoặc nếu có ngụ ý tôn giáo thì gọi là “Vanitas”… Vẽ tĩnh vật Đối với người mới bắt đầu học cách vẽ tranh tĩnh vật có vẽ sẽ nhàm chán so với các tranh phong cảnh, tranh lịch sử. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian nghiên cứu về thể loại tranh này, ta sẽ thấy được sự độc đáo cũng như hàm ý nội dung của một vài bức tranh tĩnh vật qua cách sắp xếp bố cục của các vật thể. 2. Phương ph

CÁCH VẼ NHÂN VẬT TRUYỆN TRANH DỄ THƯƠNG

Bài viết đầy đủ và link ở dưới đây : https://jolla.vn/cach-ve-nhan-vat-truyen-tranh-de-thuong Cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương Truyện tranh  được phát triển rộng rãi đối với giới trẻ thời nay, họ đọc truyện để thư giãn, giải trí,… Và chắc hẳn có những nhân vật trong truyện khiến ta ấn tượng muốn vẽ lại để làm kỉ niệm, nhưng vẽ nhiều lần vẫn không giống như bạn mong muốn, thì hôm nay Jolla sẽ hướng dẫn bạn  cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương. 1.QUAN SÁT ĐỐI TƯỢNG Đây là  bước cơ bản và thiết yếu  trước khi bạn muốn vẽ một vật thể hay đối tượng nào đó. Bạn cần xác định nhân vật mà mình muốn vẽ, sau đó dành ra khoảng thời gian ngắn để  quan sát nhân vật  đó. Quan sát từ khái quát (Dáng người, tỉ lệ của các bộ phận cơ thể,…) đến chi tiết( mắt, mũi, miệng, nét mặt, các nếp áo,…), đến khi bạn  cảm nhận rõ ràng các đường nét  của nhân vật thì